Sandwich bao nhiêu calo? Ăn sandwich nào giúp giảm cân?

Sandwich là món ăn quen thuộc, tiện lợi với phần lớn người Việt. Tuy nhiên, sử dụng loại bánh này để tăng cân hay giảm cân là điều vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Vậy thì hãy tìm hiểu sandwich bao nhiêu calo để biết chính xác nhất bạn nhé!

Sandwich bao nhiêu calo? Ăn sandwich có béo không?

Sandwich là một loại bánh mì khá được ưa chuộng, làm từ lúa mì hoặc ngũ cốc, men cùng với nhiều thành phần khác. Bánh được làm theo khuôn hình chữ nhật, cắt lát mỏng để người dùng dễ sử dụng. Bánh sandwich có thể ăn không hoặc kết hợp với xúc xích, rau, phô mai,… tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi người. Loại bánh mì này cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Do đó, nó thường được ưu tiên lựa chọn để sử dụng làm món ăn sáng.

Vậy sandwich bao nhiêu calo nếu tính trên trọng lượng 100g và 1 lát bánh mì sandwich bao nhiêu calo? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 1 lát bánh mì sandwich chứa khoảng 100 – 300 calo. Tuy nhiên, đây là con số tương đối, bởi hiện nay có rất nhiều loại bánh mì sandwich khác nhau, tùy từng loại với nguyên liệu làm bánh mà lượng calo cũng có sự khác biệt. Có thể kể đến lượng calo của 1 số loại sandwich tính trên trọng lượng 100g như sau:

  • Bánh mì sandwich làm từ bột thô có hàm lượng calo là 230.
  • Bánh mì sandwich trắng có hàm lượng calo là 275.
  • Bánh mì sandwich làm từ lúa mạch đen có hàm lượng calo là 230.
  • Sandwich gạo lứt có hàm lượng calo là 250.
  • Sandwich vừng có hàm lượng calo là 255.
  • Sandwich cám là 260.
  • Bánh mì sandwich hạt lanh có hàm lượng calo là 285.
  • Sandwich hạt hướng dương là 300.
READ  Miến bao nhiêu calo? Ăn miến có giúp giảm cân không?

Với lượng calo như trên thì liệu ăn sandwich có béo không? Có thể thấy đó là những con số không nhỏ so với lượng calo chúng ta cần nạp vào cơ thể mỗi ngày là 2000 calo. Do đó, bạn cần tính toán một cách cụ thể để điều tiết lượng ăn cho phù hợp, tránh tình trạng tăng cân mất kiểm soát.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên ưu tiên lựa chọn các loại sandwich làm từ bột yến mạch, bột mì nguyên cám, bột ngũ cốc hay bột mì đen để kiểm soát được hàm lượng calo hấp thụ. Đồng thời nhớ kết hợp các loại trái cây, rau xanh và tăng cường tập luyện thể thao để giữ thân hình cân đối nhé!

Một số loại sandwich giảm cân

Nếu bạn rất yêu thích sandwich nhưng vẫn đang trong quá trình thực hiện chế độ ăn kiêng, giảm cân thì hãy sử dụng một số loại sau đây kết hợp cùng rau xanh nhé!

Bánh mì sandwich đen

Đây là loại bánh được làm từ các loại bột lúa mạch đen. Điểm khác biệt là bánh này thường sẽ dày và đặc hơn so với các loại bánh được làm từ bột mì. Loại bánh này sẽ có chứa lượng chất xơ cao hơn các bánh mì khác nên được nhiều cô nàng ưa chuộng trong quá trình giảm cân.

Sandwich lúa mạch

Trong bánh sandwich lúa mạch chứa nhiều loại carbohydrate nên có khả năng ức chế sự thèm ăn, từ đó tạo cảm giác no lâu hơn nên hạn chế được việc bạn dung nạp quá nhiều thực phẩm khác. Đồng thời, bánh sandwich lúa mạch còn giúp giảm bớt đường trong máu. Tốt nhất bạn nên sử dụng loại bánh này vào buổi sáng để cân bằng cân nặng cơ thể và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

READ  Hình xăm hoa mẫu đơn: đẹp và ý nghĩa cho giới trẻ 2022

Sandwich nguyên cám

Loại sandwich này được làm từ thành phần nguyên cám của bột lúa mì. Nó có chứa nhiều chất xơ và thành phần dinh dưỡng được đánh giá cao. Tuy nhiên hàm lượng protein của sandwich nguyên cám lại ít hơn so với những loại bánh khác. Do đó, nó cũng được coi là thực phẩm lý tưởng được khuyên dùng cho các bữa sáng cho những người muốn giảm cân.

Sandwich hạt lanh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì hạt lanh được xem là loại hạt có chứa hàm lượng selen và kali rất lớn. Do đó bánh mì sandwich được làm từ hạt lanh sẽ có lượng chất xơ cao và axit béo dồi dào, giúp đốt cháy calo dư thừa có trong cơ thể, hạn chế tối đa sự tích tụ mỡ thừa.

Nhận biết sandwich bị hỏng để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Rất nhiều người không để ý đến việc bánh sandwich còn thơm ngon hay không và vẫn sử dụng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Do đó, ngoài việc quan sát kỹ thời hạn sử dụng trên bao bì, bạn nên chú ý đến một số đặc điểm khác cho thấy dấu hiệu bánh sandwich có thể bị hỏng như sau:

  • Nấm mốc: Đó là việc xuất hiện các đốm mờ hoặc đậm màu xanh lá cây, đen, hồng hoặc trắng, do các vi khuẩn phát triển thành bào tử hút các chất dinh dưỡng có trong bánh. Từ đó sinh ra các chất gây hại cho sức khỏe. Do đó, bạn nên lưu ý có cách bảo quản bánh mì sandwich cẩn thận nhé!
  • Mùi hôi khó chịu: Ngoài việc nhìn thấy nấm mốc, bánh sandwich còn có thể xuất hiện mùi hôi khó chịu do các bào tử của vi khuẩn đang trong quá trình sinh sôi, phát triển. Vì thế nếu cảm nhận bằng khứu giác có vấn đề bất thường, bạn không nên tiếp tục sử dụng bánh.
  • Vị lạ: Nếu bạn cảm thấy vị bánh sandwich không còn ngon nữa kể cả khi không xuất hiện nấm mốc hay mùi hôi khác thường thì bạn cũng tránh dùng, vì rất có thể đã có sự biến đổi chất gây hại cho sức khỏe và còn làm ảnh hưởng đến khẩu vị của bạn nữa.
  • Kết cấu bánh thay đổi, bị cứng: Khi kết cấu bánh sandwich bị thay đổi, bạn vẫn có thể sử dụng được nhưng sẽ không còn giữ độ ngon như lúc ban đầu. Hoặc có thể bánh để bên ngoài không khí quá lâu khiến bánh bị khô.
READ  1 củ khoai lang có bao nhiêu calo? Mẹo ăn khoai lang để giảm cân

Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp băn khoăn sandwich bao nhiêu calo cũng như gợi ý loại bánh bạn nên sử dụng trong quá trình giảm cân, giữ dáng. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý nên uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh kết hợp với lợi ích của việc tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, không bị thừa cân nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com